Tại sao khóa học của tôi thay đổi?

Một ngày bạn có thể nhận được thông báo rằng khóa học của bạn trên Duolingo đã được cập nhật. Tất nhiên, bạn sẽ phân vân - cập nhật đó là gì? Điều gì đã thay đổi? Và tại sao? Hãy đọc một số thông tin dưới đây để hiểu thêm về phương pháp lặp lại và thực nghiệm của Duolingo khi xây dựng một khóa học ngôn ngữ...


Tại sao các khóa học lại cập nhật?

Không có khóa học nào là "hoàn chỉnh". Tại Duolingo, chúng tôi liên tục làm việc để cải tiến khóa học tốt hơn! Nếu bạn nhận thông báo về một cập nhật, đồng nghĩa chúng tôi rất vui được chia sẻ với bạn những thay đổi mới nhất của khóa học hiện có.

Khóa học cập nhật sẽ có những kiểu cải tiến nào?

1. Bổ sung nội dung: Mục tiêu của chúng tôi là giảng dạy ngôn ngữ tới cấp độ B2 theo thang CEFR (bài blog bằng tiếng Anh). Vì vậy chúng tôi sẽ bổ sung các nội dung học để giúp bạn tiến gần hơn tới cấp độ B2!
2. Điều chỉnh nội dung hiện tại: Chúng tôi liên tục triển khai các thử nghiệm để tìm kiếm cách giảng dạy hiệu quả nhất. Chúng tôi có thể cập nhật khóa học của bạn để điều chỉnh các nội dung giúp bạn học tốt và đầy đủ hơn.
3. Tạo ra nội dung hoàn toàn mới: Chúng tôi muốn hướng các khóa học theo tiêu chuẩn CEFR. Vì vậy đôi khi khóa học của bạn sẽ được thay đổi hoàn toàn để cải thiện việc giảng dạy và khi đó, bạn có thể học những kiến thức phù hợp nhất tại từng thời điểm.

CEFR là gì?


CEFR là viết tắt của Common European Framework of Reference for Languages (Khung Tham Chiếu Ngôn Ngữ Chung Châu Âu) - về cơ bản, đây là tập hợp các tiêu chuẩn chỉ ra một người có thể sử dụng ngôn ngữ như thế nào tại từng thời điểm trong hành trình học ngôn ngữ. Bằng cách hướng các khóa học theo tiêu chuẩn CEFR, chúng tôi đảm bảo bạn sẽ học được những kiến thức hữu ích nhất, để bạn có thể giao tiếp một cách hiệu quả nhất.



Như đã trình bày, mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là đưa người học tới cấp độ B2. Bởi vì ở cấp độ B2, bạn sẽ có đủ vốn ngoại ngữ để xây dựng sự nghiệp bằng ngoại ngữ đó. Chúng tôi muốn trình độ ngoại ngữ của bạn mà bạn học sẽ giúp bạn có được một cuộc sống đầy đủ!


Bạn có thể đọc thêm về các cấp độ CEFR và Duolingo trong bài blog này (bằng tiếng Anh).


Vậy còn các kỹ năng và cấp độ thì sao?


Các thay đổi về nội dung đôi khi có thể dẫn tới thay đổi về kỹ năng và cấp độ trong khóa học. Đó là bởi vì chúng tôi thường thêm vào nội dung học mới và dịch chuyển các nội dung để cải thiện việc học tập (dạy một số kiến thức muộn hơn, và dạy một số chủ đề sớm hơn tùy thuộc vào mô hình giảng dạy)


Tất nhiên là điều này có thể khiến cấp độ kỹ năng và màu sắc khóa học của bạn bị "loạn" lên đôi chút. Bạn có thể cảm thấy dường như chúng tôi đã xóa mất tiến trình học trước đó của bạn nhưng không phải vậy. Khi chúng tôi mang tới những kiến thức ngôn ngữ mới, chúng tôi rất mong bạn có cơ hội khám phá và thử sức. Ví dụ: khi chúng tôi thêm từ vựng mới vào kỹ năng "Chào hỏi", chúng tôi sẽ thêm những câu mới. Đồng nghĩa bạn chưa từng học những nội dung này và giờ đây bạn có thể khám phá kỹ năng "Chào hỏi" mới này (dù vẫn có những từ vựng và câu cũ từ kỹ năng Chào hỏi cũ). Tóm lại, những kỹ năng mới và cập nhật sẽ xuất hiện trong khóa học trong hành trình nỗ lực không ngừng của chúng tôi để mang tới khóa học phong phú hơn, giúp bạn học đỉnh hơn.



Cụ thể những bản cập nhật có thay đổi gì?


Thay đổi sẽ phụ thuộc vào từng bản cập nhật mà bạn nhận được. Tuy nhiên, chủ yếu sẽ là thêm nhiều từ vựng và bài học mới tập trung giúp bạn xây dựng kỹ năng giao tiếp.




Tôi không thấy thay đổi nào, khi nào khóa học của tôi mới có thay đổi?


Có thể bạn đã thấy những người khác chia sẻ rằng khóa học của họ thay đổi, hoặc bạn nghe thấy thông tin rằng chúng tôi đã "triển khai" một thay đổi nào đó, nhưng lại không thấy khóa học của bản thân có thay đổi nào. Giải thích ngắn gọn là chúng tôi sẽ bắt đầu cập nhật cho một nhóm nhỏ trước, sau đó từ từ mở rộng ra khi nhận thấy cập nhật mang tới kết quả tích cực.


Giải thích kỹ càng hơn là vì chúng tôi thực hiện theo một quy trình gọi là "thử nghiệm A/B". Thử nghiệm A/B có nghĩa là chúng tôi sẽ chia người dùng thành các nhóm, và triển khai khóa học cập nhật ở nhóm thứ nhất trong khi nhóm thứ hai vẫn sử dụng khóa học cũ. Sau đó chúng tôi so sánh hoạt động của hai nhóm và mức độ yêu thích của từng nhóm với khóa học. Nếu bạn chưa thấy cập nhật trong khóa học của mình, nhiều khả năng bạn đang ở trong nhóm sử dụng khóa học cũ và sẽ sớm được tiếp cận phiên bản mới.



Tôi đã có khóa học với nội dung mới, nhưng giờ lại không thấy!


Đúng vậy! Điều này đôi khi vẫn xảy ra. Khi chúng tôi triển khai thử nghiệm A/B, và phiên bản mới của khóa học không mang lại kết quả như mong đợi, đồng nghĩa đây không phải là phiên bản tốt hơn. Khi đó, chúng tôi sẽ chuyển người học về phiên bản khóa học trước đó (và các bạn có thể tiếp tục học tập trên phiên bản tốt nhất). Sau đó chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu khóa học, xử lý các lỗi và thử lại để mang tới những phiên bản tốt hơn.